THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG “STEM CHẾ TẠO BÈ”
Ảnh: Học sinh xây dựng và thuyết trình bản vẽ
Chuyên đề được thiết kế chủ đề qua 2 tiết học, ý tưởng được xây dựng trên cơ sở miền Trung thường xuyên phải chịu lũ lụt, các bạn học sinh ở Quãng Ngãi đến trường bằng những chiếc bè tự chế tạo. Chuyên đề do thầy Trần Anh Văn tổ chức các hoạt động tại lớp 8b. Thầy Văn đưa ra 4 tiêu chí để đánh giá sản phẩm: Số tiền, thời gian, thẩm mĩ và tải trọng. Sau khi các tiết học trước đã cung cấp kiến thức nền, giáo viên đã định hướng cho học sinh đề xuất bản vẽ, chia lớp thành 3 nhóm và đại diện từng nhóm trình bày bản vẽ của nhóm trước lớp. Mỗi nhóm thực hiện chế tạo một sản phẩm bè nổi bằng các vật liệu giáo viên đã chuẩn bị: ống hút bằng nhựa, miếng xốp, băng dính, quả cân. Học sinh vận dụng được kiến thức về sự nổi môn Khoa học tự nhiên: Lực đẩy Ác-si-mét cùng các kiến thức liên môn như Toán: Tính toán vật liệu, Công Nghệ: Lựa chọn vật liệu, Mĩ thuật: Tính thẩm mĩ của sản phẩm để chế tạo chiếc bè.
Chuyên đề được thiết kế chủ đề qua 2 tiết học, ý tưởng được xây dựng trên cơ sở miền Trung thường xuyên phải chịu lũ lụt, các bạn học sinh ở Quãng Ngãi đến trường bằng những chiếc bè tự chế tạo. Chuyên đề do thầy Trần Anh Văn tổ chức các hoạt động tại lớp 8b. Thầy Văn đưa ra 4 tiêu chí để đánh giá sản phẩm: Số tiền, thời gian, thẩm mĩ và tải trọng. Sau khi các tiết học trước đã cung cấp kiến thức nền, giáo viên đã định hướng cho học sinh đề xuất bản vẽ, chia lớp thành 3 nhóm và đại diện từng nhóm trình bày bản vẽ của nhóm trước lớp. Mỗi nhóm thực hiện chế tạo một sản phẩm bè nổi bằng các vật liệu giáo viên đã chuẩn bị: ống hút bằng nhựa, miếng xốp, băng dính, quả cân. Học sinh vận dụng được kiến thức về sự nổi môn Khoa học tự nhiên: Lực đẩy Ác-si-mét cùng các kiến thức liên môn như Toán: Tính toán vật liệu, Công Nghệ: Lựa chọn vật liệu, Mĩ thuật: Tính thẩm mĩ của sản phẩm để chế tạo chiếc bè.
Ảnh: Học sinh chế tạo sản phẩm
Sản phẩm sau khi hoàn thành đã được ứng dụng thực hiện trong khuôn viên nhà trường, học sinh rất hứng thú chờ đợi sản phẩm của nhóm được đưa ra đánh giá và chấm điểm. Các sản phẩm đều đạt được các tiêu chí đề ra và có tính ứng dụng thực tế cao, với sản phẩm này góp phần phòng tránh tai nạn đuối nước, thêm phương tiện di chuyển, đi lại trên nước ở các khu vực ngập, úng, lũ lụt,…Với kinh phí chế tạo sản phẩm phù hợp, nguyên, vật liệu dễ dàng trang bị, gần gũi trong cuộc sống, tận dụng được các vật dụng ngay trong gia đình, tốn ít kinh phí nhất có thể. Đặc biệt với tình hình lũ lụt, giông bão ở miền Trung nước ta thời điểm hiện nay. Nguyên liệu chung cho các nhóm là miếng xốp, ống hút bằng nhựa và băng dính…các em đã tạo ra được sản phẩm riêng cho từng nhóm.
Ảnh: Học sinh thử nghiệm sản phẩm
Để khuyến khích các nhóm, ngay từ đầu tiết học giáo viên đã đưa ra 4 tiêu chí chấm điểm và cũng chọn ra được ban giám khảo ngay trong lớp học để chấm điểm cho sản phẩm của 3 nhóm. Phần thưởng tuy không lớn nhưng đã khuyến khích và động viên các em cố gắng.
Ảnh: Ban giám khảo chấm điểm sản phẩm
Thông qua chuyên đề này, học sinh được củng cố các kiến thức, rèn kỹ năng, phát triển tư duy về những ứng dụng kiên thức sự nổi trong thực tế. Ngoài việc củng cố các kiến thức, rèn kỹ năng trên, học sinh nhà trường còn được tham gia chế tạo ra những sản phẩm hoàn thiện, có ứng dụng trong thực tế là chiếc bè nổi. Qua đó giúp các em học sinh có hứng thú với phương pháp dạy học theo định hướng STEM và có động lực học tập.
Qua dự chuyên đề, Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn đã đánh giá chuyên đề mang lại hiệu quả rõ rệt, có tính tương tác cao, cần được nhân rộng. Giúp học sinh phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận kiến thức và biết vận dụng kiến thức mới vào giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường.
Không có nhận xét nào