Mô hình “Trường học nông trại
Đây là mô hình giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, biết trân trọng những thành quả lao động. Xuất phát từ tình hình thực tiễn cũng như sinh hoạt thường ngày của các em, nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, giáo dục cho các em kĩ năng trồng trọt nhằm trang bị cho các em không chỉ về kiến thức mà còn cả những kỹ năng sống, trong đó có phong trào trồng rau sạch để các em có kiến thức vận dụng vào thực tiễn tại gia đinh, ngoài ra còn cung cấp sản phẩm cho 3 bữa ăn / của học sinh.
Thực hiện mô hình “Trường học nông trại”, Ban giám hiệu nhà trường đã huy động thầy cô giáo và các em học sinh cải tạo các khu vực đất ở xung quanh trường học thành vườn rau, phân khu vực cho từng phòng bán trú, tường lớp trồng rau theo mùa vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách phòng.
Hàng ngày, sau mỗi giờ học, giờ ra chơi các học sinh lại dành thời gian cho việc chăm sóc vườn rau với những công việc quen thuộc như tưới nước, nhổ cỏ, bón phân, vun luống...
Để mô hình hiệu quả, BGH đã chỉ đạo giáo viên phụ trách phòng của các phòng cùng học sinh tham gia lao động, chỉ cho các em kỹ thuật trồng và chăm sóc rau đúng cách. Đồng thời nghiên cứu phân chia thời gian gieo trồng phù hợp để có lượng rau liên tục thay đổi với nhiều chủng loại phong phú.
Thông qua việc thực hiện mô hình, nhận thức của các em học sinh về tập quán canh tác đã thay đổi tích cực, các em học sinh sau khi ra trường đã biết trồng rau phục vụ nhu cầu của gia đình. Đồng thời mô hình còn góp phần rèn luyện khả năng thích ứng, tính kỷ luật, tính tự lập cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
Vườn rau xanh tốt không những tạo cảnh quan khuôn viên nhà trường thêm xanh, sạch, đẹp, góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa đang học tập, sinh hoạt trong nhà trường, qua đó tạo môi trường giáo dục toàn diện.
Kết quả hết học kì I học sinh đã thu hoạch cung cấp cho 3 bữa ăn/ ngày cho học sinh với sản lượng 2400 kg rau các loại./
Không có nhận xét nào