Mô hình trường học gắn với thực tiễn
Năm học 2018- 2019, nhà trường 57 CB,GV,NV, với sô lượng học sinh là 30 lớp = 576 học sinh. Trong đó học sinh bán trú ở tại trường là 306 em chiếm 53,1%.
Mô hình trường học gắn với thực tiến: Trồng trọt nhà trường đã triển khai mấy năm nay nhìn chung có rất nhiều hiệu quả đáng mừng: Đã giáo dục học sinh được các kĩ năng sống về ăn, ở, trồng trọt ….học sinh đã vận dụng được kiến thức vào thực tế tại gia đình, trong quá trình thực hiện đã tọa ra được sản phẩm để cung cấp cho 3 bữa cơm hàng ngày đảm bảo an toàn thực phẩm, với các giải pháp làm như sau:
- Nhà trường đã quy hoạch khu đất trống xung quanh vường trường để thực hiện tổ chức hoạt động trồng trọt.
- Khi thực hiện mô hình trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Bát Xát, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có quyết tâm cao để thực hiện mô hình đã lựa chọn.
-100% học sinh là con em nông dân đã được làm quen các công việc trồng rau tại gia đình và khi ở bán trú tại trường.
- Nhà trường đã nghiên cứu, triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Sở, Phòng giáo dục về công tác xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn tại đơn vị. Tổ chức hội thảo cấp trường để trưng cầu ý kiến, sau khi khảo sát các điều kiện thực tế, nhà trường đã lựa chọn xây dựng mô hình “Trường học gắn với thực tiễn: trồng trọt”. Căn cứ vào diện tích đất trống của nhà trường đã quy hoạch cho học sinh trồng rau theo mùa .
- Trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm chuyên trách, cá nhân tham gia phụ trách từng nội dung. Chỉ đạo sát sao tổ xây dựng chương trình rà soát các nội dung dạy học để lựa chọn nội dung dạy, phù hợp tăng thời lượng dạy thực hành cho học sinh. Tổ chức dạy lý thuyết và hướng dẫn các em học sinh vận dụng ngay tại vườn trường.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ hướng dẫn học sinh được trải nghiệm kĩ thuật đã học vào trồng trọt. Đối với trồng rau theo mùa vụ tập trung hướng dân kỹ thuật làm đất, ủ đất, cải tạo đất chọn giống, trồng và chăm sóc thu hoạch với từng mùa vụ và từng loại rau cụ thể.
Kết quả thực hiện mô hình:
- Đa số học sinh có khả năng thực hiện các công việc: Biết các khâu trong kĩ thuật chọn đất, làm đất, lên luống và một số biện pháp cải tạo đất bạc mầu thành đất canh tác trong việc trồng rau theo mùa vụ, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.
- Nhà trường đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ có nề nếp cho học sinh tham gia hoạt động trồng rau xanh tại trường cho học sinh bán trú một cách hiệu quả. Góp phần tạo nên cảnh quan trường học và giáo dục thêm kĩ năng sống cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
- Tổ chức dạy học gắn với mô hình ở môn công nghệ, sinh học có nội dung gắn với hoạt động mô hình. Xây dựng được tài liệu dạy học gắn với mô hình.
- Qua hoạt động trải nghiệm học sinh được trực tiếp tham gia lao động làm ra sản phẩm giúp các em ý thức được giá trị của sức lao động, trân trọng các thành quả do lao động mà có, ý thức được việc cần thiết rèn luyện kĩ năng lao động để đạt được kết quả cao về vật chất, tích luỹ kinh nghiệm vận dụng vào việc tham gia lao động tại gia đình. Nhiều học sinh đã biết vận dụng các kĩ thuật vào trồng rau tại gia đình.
- Mô hình trường học gắn với thực tiễn đã phát huy hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đưa việc học tiến gần với thực hành cho học sinh tại nhà trường. Góp phần tạo nên một diện mạo mới trong trường học thúc đẩy các hoạt động giáo dục đặc thù trong trường bán trú ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Không có nhận xét nào